Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà Chọi – Nguy Cơ Đối Mặt Tử Thần

bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi

Bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi là loại bệnh thường xuất hiện vào những ngày có thời tiết mưa với độ ẩm cao và có tính truyền nhiễm cấp tính. Nếu mắc phải thể bệnh này thì sư kê sẽ rất dễ mất đi một vài hoặc toàn bộ chiến kê mà mình đang có. Hãy cùng HB88 tìm hiểu mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa tụ huyết trùng qua bài viết dưới đây.

Tại sao xuất hiện bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi?

Tụ huyết trùng là căn bệnh do sự sinh sôi nảy nở của một thể vi khuẩn Gram âm có tên khoa học là Pasteurella multocida gây nên. Bệnh dịch nguy hiểm này thường lây lan qua đường miệng, hô hấp trong môi trường có mầm mống bệnh. Ngoài ra qua cả các vết thương ngoai da khi chiến kê tiếp xúc với cá thể nhiễm bệnh.

Giai đoạn dễ mắc bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi nhát là khoảng sau 3 tuần tuổi, thời điểm gà vẫn còn rất yếu và dễ mắc nhiều bệnh cùng một lúc. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn Pasteurella multocida xâm nhập từ bên ngoài thì sẽ bùng phát mạnh ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt loại virus này tồn tại lâu trong không khí nên sư kê cần phải có các biện pháp kịp thời để giảm thiểu rủi ro tối đa.

Nguyên do gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi
Nguyên do gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi

Triệu chứng nhiễm bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi

Tụ huyết trùng có rất nhiều triệu chứng nhiễm khuẩn đòi hỏi sư kê phải sở hữu vốn kiến thức tốt để tránh mắc phải sai lầm. Các triệu chứng này sẽ tùy vào mức độ nặng nhẹ mà phân ra các thể bệnh như sau:

Thể mãn tính

Đây là thể mà bệnh tụ huyết ở chiến kê bùng phát yếu và chỉ có thể thấy ở giai đoạn cuối của thời kỳ nhiễm bệnh. Gà chọi sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo như lông xù, ủ rũ, khó thở, giảm ăn, tiêu chảy phân vàng, sưng phù đầu, viêm kết mạc và cả viêm màng não.

Thể cấp tính bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi

Cấp tính là mức độ bệnh thường gặp nhất với các triệu chứng tụ huyết trùng rõ rệt và tính mạn của chiến kê chỉ được giữ trong vài giờ từ khi mắc bệnh. Khi xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, nhớt có lẫn bọt máu, nhịp thở tăng, tiêu chảy phân xanh hoặc trắng thì sư kê cần phải nhanh chóng cách ly toàn bộ đàn gà. Mọi loại thuốc lúc này chỉ có thể phòng bệnh cho chiến kê còn lại chứ không thể cứu những con đã mắc.

Thể quá cấp tính

Khi nhiễm virus Pasteurella multocida gây nên bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi không có triệu chứng rõ ràng mà lăn đùng ra chết sẽ được xếp vào thể quá cấp tính. Chiến kê chỉ có tình trạng ủ rũ và tử vong sau 1 – 2h kể từ khi mắc bệnh. Đối với những cá thể trưởng thành có sức khỏe tốt thì thời gian ủ bệnh lâu hơn, nhưng cũng trụ được trong ngày, sau đó sẽ nhảy xốc lên và tử vong.

Xem Thêm:  Điềm Báo Nằm Mơ Thấy Lửa Cháy Phải Chăng Là Vận May?
Biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng ở chiến kê
Biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng ở chiến kê

Pháp đồ điều trị chiến kê mắc tụ huyết trùng ở gà chọi

Loại bệnh truyền nhiễm cấp tính này một khi chiến kê mắc phải thì tỷ lệ tử vong khá cao có thể lên đến 99%. Tuy nhiên, khi thấy một chú gà chọi đang khỏe mạnh mà lăn đùng ra chết, sư kê cần sử dụng phương pháp điều trị bên dưới cho những chiến binh còn lại để không mắc bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi:

  • Pha chế 1 game thuốc kháng sinh Mebi – Amoxtin AC với 1 lít nước và cho chiến kê uống liên tục trong 5 ngày để đạt hiệu quả.
  • Sử dụng Terra – Neocine với liều lượng 2g/l nước và cũng cho gà chọi uống trong 5 ngày liên tục.
  • Trộn vào thức ăn các loại thuốc Tetracyclin hoặc Sulphaquinoxolone cho chiến kê trong 1 tuần.

Cách ngăn ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi

Cách chữa bệnh tốt nhất chính là phòng bệnh, sư kê cần chú ý đến 3 yếu tố dưới đây để giúp chiến binh lông vũ của mình không mắc phải căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm này.

Đảm bảo vệ sinh

Bạn cần đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn. Chỗ ở và các vật dụng như máng ăn, máng uống phải được vệ sinh thường xuyên. Bên canh đó cần phun thuốc khử khuẩn chuồng trại theo định kỳ:

  • Dùng Ioguard 300 hoặc Bestaquam S sát trùng 1 tuần khoảng 2 lần.
  • Phun định kỳ 2 – 3 lần 1 tháng Ultraxide.
Phương pháp phòng dịch bệnh tụ huyết trùng
Phương pháp phòng dịch bệnh tụ huyết trùng

Tăng sức đề kháng

Sức đề kháng tốt là bức tường vững chắc giúp phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi hiệu quả nhất. Bạn nên sử dụng các loại thuốc bên dưới để giúp chiến kê luôn đạt thể trạng tốt nhất:

  • Hãy dùng Amilyte, Unisol hoặc Vitrolyte để tăng lực và cung cấp điện giải cho gà chọi.
  • Soramin và Livercin tăng khả năng giải độc của gan và thận.
  • Nếu muốn bổ xung men tiêu hóa thì Zymepro và Perfectzyme là phương án tốt nhất.

Cung cấp kháng sinh

Bạn nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Moxcolis, Nexymix hoặc Amony 50 để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tụ huyết trùng. Nhất là trong thời điểm giao mùa, thời tiết ẩm thấp thì hãy sử dụng chúng trong 3 ngày liên tiếp.

Tổng kết

Bài viết trên đã chia sẻ toàn bộ thông tin liên quan đến căn bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi. Hy vọng với những chia sẻ và cách điều trị trên sẽ giúp sư kê bổ xung thêm kiến thức để giúp chiến kê luôn ở thể trạng mạnh mẽ và xung sức nhất.